1. Thông tin chi tiết
Định nghĩa về kính cường lực
Kính cường lực là một loại kính có khả năng chịu được nhiệt độ cao, chịu được lực tác động lớn hơn so với những loại kính thông thường gấp 4 - 5 lần. Mẫu kính này được sản xuất thông qua quy trình nung kính ở nhiệt độ cao từ 600 - 700⁰C, sau đó được làm mát nhanh chóng để tạo ra một lớp bề mặt kép dày và cứng.
Ngoài ra, kính cường lực còn có áp suất tương đối cao tùy thuộc vào độ dày của kính nên rất khó vỡ. Trong trường hợp kính vỡ sẽ tạo thành những hạt vụn nhỏ khác hoàn toàn so với những mảnh nhọn, sắt như các loại kính thường nên có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Trong đời sống hằng ngày, loại kính này được sử dụng phổ biến vì đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng. Phần lớn thường được dùng làm cửa kính, vách tường kính, bàn ghế, vách ngăn, cầu thang,...
Kính cường lực là loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao
Ưu nhược điểm của kính cường lực
- Ưu điểm
- Khả năng chịu lực: Kính cường lực có đặc tính chịu được sự va đập với cường độ lực lớn nên rất bền, ít bị hư hỏng nên đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Khả năng chịu nhiệt: Đặc trưng của loại kính này là có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột với mức nhiệt lớn lên đến 250⁰C nên rất khó nứt, vỡ.
- Tính thẩm mỹ cao: Kính cường lực có thể được pha trộn và thiết kế nhiều màu sắc, họa tiết đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu về thẩm mỹ cho các không gian kiến trúc.
- Dễ vệ sinh: Bề mặt kính bằng phẳng, nên dễ dàng lau chùi để giúp vật liệu luôn mới và đẹp.
- Nhược điểm
- Giá thành cao: Vì loại kính này có nhiều ưu điểm về độ bền và tính an toàn nên thường có giá thành cao hơn so với các loại kính thông thường.
- Khi sản xuất và thi công loại kính này người thợ cần phải có kỹ thuật và tay nghề cao, kết hợp sử dụng những công cụ riêng biệt để thực hiện.
- Trọng lượng: Kính cường lực khá dày và nặng nên khi vận chuyển, lắp đặt sẽ khá khó khăn nên cần sự cẩn trọng và kỹ lưỡng hơn.
Kính cường lực có khả năng chống va đập tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Đặc tính kỹ thuật kính cường lực
- Có khả năng chịu lực lớn gấp 4 - 5 lần như các đợt rung chấn, gió giật cấp độ 12, va đập mạnh và tải trọng khoảng 700kg, độ cứng đạt 5.5 Mohs nên rất khó vỡ và có bền cao.
- Có thể chịu nhiệt độ cao, chịu được sự sốc nhiệt đột ngột lên đến 500⁰C mà không bị vỡ.
- Khi vỡ sẽ tạo ra những hạt kính nhỏ như hạt lựu, có kích thước khoảng 0.5 - 1cm2 nên không gây sát thương cho người sử dụng, độ an toàn cao.
- Có khả năng ứng dụng cao cho nhiều lĩnh vực hoạt động, từ xây dựng, công nghệ, nội thất,...
Phân loại kính cường lực phổ biến
- Phân loại dựa trên công năng
- Kính cường lực hoàn toàn: Là loại kính có khả năng chịu va đập tốt nhất, có độ cứng và độ bền cao nhất hiện nay, khi vỡ sẽ tạo thành các hạt nhỏ an toàn không có góc cạnh sắt nhọn nên được sử dụng phổ biến trên thị trường.
- Kính bán cường lực: Loại kính này có khả năng chịu va đập, chịu lực và chịu nhiệt chỉ bằng ½ loại trên. Khi vỡ sẽ tạo ra những đường nứt trên bề mặt kính tính từ vị trí tác dụng lực.
- Kính cường lực an toàn: Là loại kính có cấu tạo gồm nhiều lớp kính được liên kết với nhau bằng lớp lót có độ dẻo và độ bền cao như PVB.
- Kính chống cháy: Hay còn gọi là kính cường lực chống hỏa hoạn có khả năng kéo dài thời gian ngăn không để đám cháy lan rộng, hạn chế thất thoát về người và tài sản.
- Kính phản quang: Được sản xuất từ kính cường lực nhưng bổ sung thêm một lớp phủ bề mặt có khả năng phản xạ ánh sáng, ngăn chặn các tia gây hại như: Tia cực tím, tia tử ngoại,... Loại kính này có khả năng cách nhiệt tốt, trong suốt và có thể truyền sáng.
- Phân loại dựa trên độ dày
- Dày 2.4 mm: Thường dùng cho những vật dụng có bề mặt nhỏ như khung ảnh, ô cửa kính nhỏ,...
- Dày 3.2 mm: Thường dùng cho cửa tủ nhỏ, mặt bàn nhỏ, khung ảnh,...
- Dày 4.8 mm: Dùng cho cửa tủ có kích thước vừa, cửa sổ một cánh, gương nhỏ,...
- Dày 6.4 mm: Được dùng phổ biến cho lớp phủ bảo vệ mặt bàn, kệ, cửa phòng tắm,...
- Dày 9.5 mm: Làm tấm cửa và vách nhà tắm, mặt bàn, kệ, vách tường kính, vách ngăn,...
- Dày 12.7 mm: Các loại cửa vách tắm lớn, kệ lớn, mặt bàn loại lớn, tay vịn, vách kính, vắt ngăn,...
- Dày 19.1 mm: Được dùng cho những mẫu mặt bàn có kích thước rất lớn, kệ rất lớn, ốp mặt tiền tòa nhà, sàn kính,...
- Dày 25.4 mm: Ốp bề mặt tòa nhà, ốp sàn kính, làm bậc cầu thang,...
Kính cường lực tiêu chuẩn có độ dày từ 4 - 25mm
2. Giá thành thi công kính cường lực
Sản phẩm |
Giá bán (VNĐ/m2) |
Giá thi công (VNĐ/m2) |
Kính cường lực 5 ly |
390.000 |
150.000 - 300.000 |
Kính cường lực 8 ly |
465.000 |
150.000 - 300.000 |
Kính cường lực 10 ly lùa treo |
550.000 |
200.000 |
Kính cường lực 10 ly mở bản lề kẹp kính |
550.000 |
200.000 |
Kính cường lực 10 ly bản lề sàn |
550.000 |
250.000 |
Kính cường lực 10 ly khung nhôm xingfa |
1.250.000 |
200.000 |
Kính cường lực 12 ly |
750.000 |
200.000 - 300.000 |
Kính cường lực 15 ly |
1.450.000 |
200.000 - 300.000 |
Kính cường lực 17.52 ly |
1.650.000 |
200.000 - 300.000 |
Kính cường lực 21.52mm |
2.650.000 |
200.000 - 300.000 |
3. Ứng dụng của kính cường lực trong đời sống
Trong đời sống hằng ngày, kính cường lực được sử dụng như một loại vật liệu phổ biến, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng. Một số ứng dụng của loại kính này sẽ bao gồm:
- Cửa kính: Mẫu vật liệu này có thể làm cửa sổ, cửa ra vào, cửa phòng tắm,...
- Mái kính: Các khu vực giếng trời trong nhà ở, tòa nhà cũng thường sử dụng mái kính để đón sáng cho không gian bên trong và tạo tính thẩm mỹ.
- Vách ngăn: Kính cường lực thường được tìm thấy trong các không gian văn phòng, cửa hàng với mục đích tạo vách ngăn giữa các phòng. Kính cường lực có khả năng giữ lạnh, đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho người dùng,...
- Bậc cầu thang: Với những loại kính có độ dày lớn cũng được sử dụng để làm bậc cầu thang vì rất khó vỡ, đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Thiết bị gia dụng: Kính cường lực được dùng làm mặt bàn, mặt bếp điện, mặt bếp ga, giá đỡ, kệ,...
- Thiết bị điện tử: Một số thiết bị điện tử sử dụng kính cường lực như màn hình điện thoại, máy tính bảng,...
Kính cường lực thường được sử dụng để ốp bề mặt công trình để tăng sự sang trọng
Có thể nói, kính cường lực là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Loại kính này có đặc tính bền, đẹp, chịu được nhiệt độ cao, an toàn nên được rất nhiều gia ưa chuộng để lắp đặt bên trong không gian sống.