1. Mức giá gỗ gụ tham khảo
Giá gỗ gụ trên thị trường hiện nay cũng tương đối biến động tùy theo từng thời điểm và xuất xứ gỗ. Sau đây là bảng giá gỗ gụ bạn có thể tham khảo.
Mặt gỗ |
Giá gỗ hộp (vnđ/m3) |
Giá gỗ phách (vnđ/m3) |
25 - 30 cm |
35,000,000 |
45,500,000 - 48,500,000 |
30 - 35 cm |
38,000,000 |
50,500,000 |
36 - 54 cm |
45,000,000 |
50,500,000 - 60,500,000 |
55 - 60 cm |
55,000,000 |
65,500,000 - 70.500.000 |
Với các sản phẩm nội thất chế tác từ gỗ gụ, bạn nên đặt hàng trực tiếp tại các xưởng sản xuất để có mức giá tốt, đồng thời có thể kiểm chứng chất lượng gỗ trước khi sản xuất.
2. Tìm hiểu về gỗ gụ
2.1 Gỗ gụ là gì?
Cây gỗ gụ là một loại cây gỗ lớn thuộc họ đậu có tên khoa học là Sindora tonkinensis. Gỗ gụ còn có tên gọi khác là gụ lau, gụ hương, gỗ gõ dầu hay gỗ gõ hương. Tại Việt Nam, cây gỗ gụ thường phân bố nhiều ở khu vực Quảng Ninh, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.
Hiện nay, cây gỗ gụ tự nhiên còn lại rất ít, thường ở sâu trong rừng già tại Việt Nam, Campuchia, Lào hoặc Nam Phi. Gỗ gụ hiện được xếp vào gỗ nhóm I cần được bảo tồn cùng nhiều loại gỗ quý hiếm khác theo Nghị định 18 HĐBT ban hành ngày 17/1/1992.
Gỗ gụ là một trong những loại gỗ quý hiếm hiện nay
2.2 Đặc điểm nhận biết gỗ gụ
Gỗ gụ là loại gỗ quý tương đối khan hiếm trên thị trường, do đó thường hay bị làm giả. Để phân biệt, bạn có thể nhận biết gỗ gụ qua màu sắc, mùi hương, tỷ trọng gỗ. Cụ thể như sau:
- Màu sắc: gỗ gụ mới khai thác có màu vàng nhạt hoặc màu vàng trắng. Sau khi để một thời gian sẽ dần chuyển thành màu nâu thẫm hoặc nâu đỏ.
- Tỷ trọng: gỗ gụ có tỷ trọng lớn, thớ gỗ chắc và nặng hơn các loại gỗ thông thường.
- Mùi hương: khi đưa lên gần mũi ngửi, gỗ gụ có mùi hơi chua và không hăng như nhiều loại gỗ khác.
Gỗ gụ là dòng gỗ quý thường được sử dụng làm nội thất, đồ mỹ nghệ với tính thẩm mỹ cao.
2.3 Ưu - nhược điểm của gỗ gụ
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao với những vân gỗ thẳng đều, đẹp mắt.
- Cây gỗ có đường kính lớn, dễ dàng thiết kế, chế tác.
- Gỗ gụ dễ đánh bóng, khả năng chịu ngoại lực tốt.
- Ít cong vênh, mối mọt.
- Tuổi thọ cao lên tới hơn 100 năm.
Nhược điểm
- Cây sinh trưởng chậm.
- Nguồn gỗ khan hiếm.
- Sản lượng gỗ thấp.
- Giá thành tương đối cao.
Gỗ gụ chế tác thành đồ nội thất có tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ lên tới trên 100 năm.
2.4 Phân loại gỗ gụ
Hiện nay chưa có tài liệu khoa học nào chính thức phân loại gỗ gụ, người ta chủ yếu phân loại dựa theo nguồn gốc xuất xứ như sau:
- Gỗ gụ ta: là gỗ gụ có nguồn gốc từ rừng Việt Nam, phân bố chính tại Quảng Bình. Gỗ gụ ta có phần tâm gỗ mịn hơn so với gỗ gụ Lào.
Ngoài ra, còn có gỗ gụ mật – loại gỗ gụ phổ biến ở Lào và Gia Lai (Việt Nam). Khi mới xẻ ra, gỗ màu vàng nâu. Càng để lâu qua thời gian, màu gỗ càng thẫm lại, bóng như màu của mật ong để lâu do đó có tên là gỗ gụ mật. - Gỗ gụ Lào: là loại gỗ gụ có nguồn gốc từ Lào và được nhập khẩu về Việt Nam.
- Gỗ gụ Nam Phi: là loại gỗ gụ được nhập khẩu từ Nam Phi về Việt Nam. Gỗ gụ Nam Phi thường có màu sắc hồng nhạt tới nâu đỏ đậm. Đôi khi gỗ có những vệt màu từ tông trung bình đến nâu đỏ, màu sắc đậm dần theo tuổi gỗ.
Gỗ gụ Nam Phi có nguồn gốc từ Nam Phi và được nhập khẩu về Việt Nam
3. Ứng dụng của gỗ gụ trong thi công nội thất
Với nhiều ưu điểm về chất lượng, thẩm mỹ, gỗ gụ hiện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, chế tác nhiều sản phẩm nội thất cho nhà ở và các công trình hiện đại như: bàn ghế, tủ, kệ, bàn trà, sofa, sập,…
Với màu sắc đẹp mắt, thớ gỗ dày dễ chế tác, chống chịu tốt với thời tiết, mỗi sản phẩm nội thất từ gỗ gụ đều mang vẻ đẹp bền bỉ với thời gian, tôn lên sự hài hoà và nét tinh tế của không gian sống trong căn nhà Việt.
Bộ ghế chế tác từ gỗ gụ kết hợp khảm tranh mang lại vẻ đẹp cổ điển tinh tế
Bộ bàn ghế từ gỗ gụ khảm xà cừ phủ sơn nâu cánh gián với các hoa văn chạm trổ tinh xảo, đẹp mắt
Bàn ghế gỗ gụ thiết kế theo lối tân cổ điển trang nhã và sang trọng phù hợp cho các không gian phòng khách nhỏ nhắn và ấm cúng.
Bộ sofa từ gỗ gụ theo phong cách hiện đại kết hợp với chất liệu da sang trọng
Bàn ghế với một ghế dài cùng bộ ghế đơn làm từ gỗ gụ phủ nước sơn nâu bóng, vân gỗ đẹp mắt tăng thêm nét đẹp cổ điển, sang trọng cho không gian
Bộ bàn ghế sử dụng cho phòng ăn gia đình làm từ gỗ gụ với kiểu dáng đơn giản nhưng không kém phần sang trọng
Bàn ghế, tủ đồng bộ từ chất liệu gỗ gụ với nước sơn nâu sáng tạo sự mộc mạc nhưng vẫn hiện đại cho phòng khách gia đình
Bộ sofa từ gỗ gụ đơn giản nhưng tinh tế, đồng màu với sàn nhà tạo đem lại cho phòng khách vẻ đẹp vừa ấm cúng, vừa phảng phất chút hoài cổ.
Bộ sofa cho phòng khách với thiết kế hiện đại từ gỗ gụ.
>>> Xem thêm 19 mẫu thiết kế phòng khách đẹp sang ai cũng muốn sở hữu
Tủ trang trí từ gỗ gụ với màu sơn đỏ nâu cánh gián cổ điển và đẹp mắt
Tủ trang trí nhỏ nhắn cho phòng khách, phòng ngủ chế tác từ gỗ gụ với hoa văn chạm trổ tinh xảo, bắt mắt
Sập từ gỗ gụ với tuổi thọ lâu năm, từng đường nét hoa văn chạm trổ cực tinh xảo, hút mắt
Bộ phản và sập thờ từ gỗ gụ sang trọng và tinh xảo là lựa chọn yêu thích của nhiều gia đình Việt hiện nay.
Phản và sập thờ với hoa văn tứ linh, phúc mai điểu chế tác từ gỗ gụ vô cùng đẹp mắt, tinh xảo.
Thớ gỗ dài, chắc chắn, vân gỗ đẹp, dễ chế tác đem tới cho các món nội thất gỗ gụ vẻ sự tinh tế, sang trọng.
Tủ và sập gụ phủ sơn vàng nâu bóng giữ nguyên vẻ đẹp của những vân gỗ tự nhiên
Gỗ gụ còn được sử dụng trong chế tác nội thất nhà bếp
Vẻ đẹp trầm mặc của chất gỗ gụ được kết hợp khéo léo vào không gian sống hiện đại tạo nên sự gần gũi và sang trọng.