1. Tìm hiểu về gỗ MDF
1.1 Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF hay Medium Density Fiberboard là loại gỗ được sản xuất thông qua quá trình liên kết giữa các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp. Loại gỗ này có thành phần là gỗ cứng và mềm khác nhau tùy theo nhà sản xuất.
Tìm hiểu về gỗ MDF
1.2 Cấu tạo của gỗ MDF
Cấu tạo của gỗ MDF gồm các thành phần cơ bản như sau:
- Gỗ tự nhiên: 75%;
- Nước: 5 - 10%;
- Các loại keo kết dính: 5 - 10%;
- Thành phần phụ gia khác như: chất bảo vệ gỗ tránh mối mọt, chất chống trầy xước, chất làm cứng, paraffin,...: dưới 1%.
Cấu tạo của gỗ MDF
1.3 Quy trình sản xuất gỗ MDF
Hiện nay, gỗ MDF được sản xuất theo 2 phương pháp ướt và khô, mỗi phương pháp sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Cụ thể, quy trình sản xuất gỗ MDF theo từng phương pháp như sau:
-
Phương pháp ướt:
- Bước 1: Sử dụng bột gỗ có chất lượng tốt được phun nước làm ướt, vón thành dạng vảy.
- Bước 2: Các vảy gỗ được rải đều lên mâm ép, tiến hành ép nhiệt sơ qua.
- Bước 3: Ván sẽ được cho qua hệ thống áp can nhiệt để làm giảm hàm lượng nước bên trong ván xuống còn khoảng 50% và giúp 2 mặt được dính chặt lại với nhau.
- Bước 4: Cắt tấm ván thành từng khổ có kích thước theo tiêu chuẩn, tiến hành bo biên góc.
- Bước 5: Xử lý nguội các tấm ép, cho vào máy cắt tỉa, chà nhám và làm mịn bề mặt.
- Bước 6: Phân loại gỗ MDF, kiểm tra chất lượng và tiến hành đóng gói sản phẩm.
-
Phương pháp khô:
- Bước 1: Bột gỗ sau khi được nghiền nát sẽ được phân loại chất lượng, trộn với các chất phụ gia an toàn và keo dính đặc chủng trong máy trộn sấy để tạo ra sản phẩm bột sợi.
- Bước 2: Sử dụng máy rải trải đều bột sợi thành 2 - 3 lớp tùy thuộc vào khuôn của ván ép.
- Bước 3: Mỗi tầng bột sợi sẽ được ép nhiệt 2 lần.
- Bước 4: Cắt thành từng khổ nhỏ có kích thước khác nhau và được bo biên mượt.
- Bước 5: Ván sẽ được xử lý nguội, chà nhám để bề mặt được phẳng mịn. Sau đó, các sản phẩm sẽ được phân loại và chọn những sản phẩm đạt chất lượng để đóng gói, bảo quản và phân phối đến các xưởng gỗ công nghiệp khác.
Quy trình sản xuất gỗ MDF
1.4 Ưu và nhược điểm của gỗ MDF
- Ưu điểm:
- Không bị cong vệnh, co ngót gây mối mọt trong quá trình sử dụng như các loại gỗ tự nhiên;
- Bề mặt phẳng mịn;
- Dễ dàng sáng tạo bằng cách sơn, vẽ hoặc dán các chất liệu khác lên bề mặt gỗ như: melamine, laminate, veneer,...
- Gỗ MDF được sản xuất với số lượng nhiều và đồng đều nhau;
- Thời gian gia công nhanh chóng và tiện lợi;
- Giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên.
- Nhược điểm:
- Gỗ MDF lõi thường sẽ có khả năng chịu nước thấp, trong khi MDF lõi xanh thì khả năng chống ẩm tốt hơn;
- Chỉ có độ cứng, không có tính dẻo dai nên dễ bị gãy hoặc sứt mẻ khi có tác động vật lý mạnh;
- Không trạm trổ được như gỗ tự nhiên;
- Độ dày của gỗ cũng có giới hạn, do vậy nếu các món đồ nội thất có độ dày cao cần phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau.
Ưu và nhược điểm của gỗ MDF
2. Phân loại gỗ MDF
2.1 Các loại lõi gỗ MDF
Cốt gỗ MDF được chia làm 2 loại là MDF thường, MDF chống ẩm và MDF chống cháy. Trong đó:
- Cốt gỗ MDF thường: Được làm từ các sợi gỗ nhỏ, sử dụng thêm chất kết dính là keo UF (urea formaldehyde) để liên kết các sợi gỗ lại với nhau. Từ đó, tạo nên tấm cốt ván gỗ MDF.
- Cốt gỗ MDF chống ẩm: Chất kết dính được sử dụng chính cho loại gỗ này là MUF, nhựa Phenolic hay PMDI. Để phân biệt loại gỗ này với gỗ MDF thường, các nhà sản xuất sẽ thêm chất chỉ thị màu xanh ở lõi gỗ.
Nhờ đặc tính chống ẩm tốt mà loại gỗ này có giá thành cao hơn so với tấm MDF thông thường. - Cốt gỗ MDF chống cháy: Loại gỗ này được bổ sung thêm phụ gia thạch cao, xi măng có đặc tính chống cháy cao.
Tuy nhiên với thành phần chính là gỗ nên ván gỗ vẫn sẽ cháy khi tiếp xúc với lửa trong thời gian dài. Thế nhưng người dùng vẫn có thể yên tâm khi gỗ MDF chống cháy thì thời gian bắt lửa lâu hơn và khi cháy sẽ không tạo ra ngọn lửa lớn.
Các loại lõi gỗ MDF. (Nguồn: Mạnh Hệ)
2.2 Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp MDF
- Melamine: Lớp phủ Melamine được cấu tạo từ các hợp chất công nghiệp, kết hợp cùng chất kết dính tạo nên mẫu mã và màu sắc vô cùng đa dạng, chi tiết đến từng đường vân gỗ.
- Laminate: Lớp phủ Laminate được cấu tạo từ hợp chất High-pressure laminate (HPL). Hợp chất này có khả năng chịu nước, chịu lửa tốt, với bề mặt sang trọng và thanh nhã.
Lớp phủ bề mặt Laminate cho gỗ công nghiệp MDF
- Veneer: Lớp phủ veneer là lớp gỗ tự nhiên được dát mỏng và xử lý công nghiệp để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp, trong đó có gỗ MDF. Lớp phủ này có thể dán lên hầu hết các loại gỗ công nghiệp khác nhau nhằm mang đến vẻ đẹp chân thực của gỗ tự nhiên.
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp MDF - Veneer
- Acrylic: Lớp phủ Acrylic hay còn gọi là Mica có đặc trưng về độ sáng bóng và mang đến vẻ đẹp hiện đại cho sản phẩm. Lớp phủ này có đa dạng màu sắc từ trong suốt, đơn sắc cho đến vân gỗ để bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
2.3 Phân biệt gỗ MDF và gỗ MFC
Gỗ MDF
- Có cấu tạo gồm các sợi gỗ/bột gỗ, kết hợp với chất kết dính và nhiều thành phần phụ khác.
- Nguyên liệu chính của gỗ MDF là những mảnh vụn gỗ, nhánh cây, mùn cưa, vỏ bào, dăm gỗ,… được nghiền nát, tạo thành các sợi gỗ nhỏ và kết dính lại với nhau bằng keo và nhiệt.
Gỗ MFC
- Có cấu tạo gồm cốt ván dăm, cùng với giấy trang trí có nhúng keo melamine.
- Nguyên liệu chính là ván dăm được sản xuất từ các cây gỗ như keo, cao su, bạch đàn,... Sau khi được máy băm nhỏ, các dăm gỗ sẽ được sấy khô, hòa trộn với các chất kết dính, sau đó được ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao.
3. Bảng giá gỗ MDF (tham khảo)
Chi phí thi công nội thất gỗ MDF có thể thay đổi dựa vào nhiều yếu tố khác nhau của gỗ như: lớp phủ bề mặt, lõi gỗ, độ dày hoặc sự thay đổi của thị trường.
Kích thước |
Độ dày |
Giá bán (VNĐ) |
1220 x 2440 mm |
9mm |
290.000 - 320.000 |
1220 x 2440 mm |
15mm |
360.000 - 380.000 |
1220 x 2440 mm |
18mm |
430.000 - 460.000 |
1220 x 2440 mm |
25mm |
530.000 - 550.000 |
4. Tổng hợp không gian nội thất đẹp ứng dụng gỗ MDF
Nhờ những ưu điểm về độ bền, mẫu mã đa dạng, đẹp và tự nhiên mà chất liệu gỗ MDF hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong nội thất. Phổ biến nhất có thể kể đến như: