1. Tổng quan về cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế, hay còn được biết đến với các tên gọi như nguyệt quới, nguyệt quý, là một loại cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, người dân có thể nhận ra loại cây này qua chiếc vòng nguyệt quế đầy danh tiếng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.
Cây nguyệt quế rất nổi tiếng với nhiều công dụng
Cây nguyệt quế thường được trồng để làm cảnh hoặc dùng cho gia vị trong nấu ăn. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong phong thủy và được cho là có tác dụng mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Hình thái cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế có phần thân thẳng và có thể cao từ 5 đến 10 mét, tùy thuộc vào điều kiện trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, trong hầu hết nhà vườn tại Việt Nam, cây thường được tỉa ngắn lại từ 1 - 1,8 mét để phục vụ cho nhu cầu trưng bày.
Cây nguyệt quế rất đa dạng về kích thước
Lá của chúng có màu xanh đậm và có hình dạng hình bầu dục, dài khoảng 5-10cm. Phần lá thường được dùng làm gia vị trong nấu ăn cũng như làm thuốc trong y học truyền thống để điều trị các vấn đề về hô hấp, tiêu hoá và khớp.
Lá cây nguyệt quế có nhiều công dụng
Các loại cây nguyệt quế
Nguyệt quế là dạng cây thực vật được phân thành nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng của chúng. Dưới đây là tổng quan một số loài nguyệt quế phổ biến nhất trong thị trường hiện nay:
Cây nguyệt quế Hy Lạp
Đây là loại nguyệt quế “chính gốc” và là bậc tiền bối của những chủng loại về sau trong dòng họ này. Nguyệt quế Hy Lạp có lá xanh đậm và thường được sử dụng trong nấu ăn. Chúng thường có thân cây thẳng và có thể cao tới 10 mét.
Cây nguyệt quế Hy Lạp
Cây nguyệt quế Việt Nam
Nguyệt quế Việt Nam, hay còn gọi là nguyệt quý, là loại cây thân gỗ thẳng và có kích thước tương đối nhỏ. Điểm đặc trưng của chúng nằm ở những bông hoa trắng, thường mọc ở đầu cành nguyệt quế. Hoa của chúng có hình dạng như chiếc kèn, phần nhuỵ màu vàng nhô thẳng ra và có mùi thơm rất hấp dẫn.
Cây nguyệt quế Việt Nam
Cách trồng cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế có thể được trồng cả trong nhà và ngoài vườn tùy theo nhu cầu của gia chủ. Để trồng cây nguyệt quế, cần tuân thủ các bước sau nhằm đảm bảo khả năng phát triển cho cây:
Bước 1: Chọn một khu vực nhỏ, nơi có đủ ánh sáng mặt trời và không quá ẩm ướt.
Bước 2: Trộn đất với cát và phân hữu cơ để tạo ra một hỗn hợp đất trồng đạt chuẩn.
Bước 3: Cho cây giống vào chậu hoặc trồng trực tiếp vào đất. Lưu ý cần vun đất sao cho phần rễ cây được bao phủ hoàn toàn.
Bước 4: Tưới một lượng nước vừa đủ khắp phần đất trồng, gia chủ cần lưu ý không được để đất quá ẩm ướt.
Bước 5: Bón phân mỗi năm một lần vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Trồng cây nguyệt quế trong chậu
2. Ý nghĩa của cây nguyệt quế
Theo cổ tích Hy Lạp ngày xưa, cây nguyệt quế là loài thực vật đại diện cho vinh quang và chiến thắng. Chính vì vậy, ngày nay biểu tượng vòng hoa nguyệt quế được sử dụng rất nhiều để tượng trưng cho vị trí cao nhất trong các cuộc thi tài.
Ý nghĩa của cây sống đời trong phong thủy
Theo phong thủy, cây nguyệt quế được cho là sẽ mang lại thành công, danh tiếng trong sự nghiệp của gia chủ. Ngoài ra, may mắn và tài lộc cũng là thứ mà nguyệt quế có thể tạo ra khi được chăm sóc kỹ lưỡng.
Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế còn có một công dụng đặc biệt là tạo ra năng lượng tích cực và xua đuổi sự tiêu cực trong không gian sống. Điều này là bởi mùi thơm của hoa nguyệt quế rất dễ chịu, giúp điều hòa không khí trong nhà và tạo ra một không gian trong lành, ấm cúng.
Trồng cây nguyệt quế như thế nào cho đúng phong thủy
Theo phong thủy, cây nguyệt quế nên được đặt ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp và không gian thoáng đãng. Những vị trí hướng phía Đông hoặc Tây Nam trong nhà sẽ giúp mang lại tài lộc và sức khỏe cho gia chủ một cách tốt nhất.
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì
Là một loại cây có sắc xanh quanh năm, nguyệt quế được cho là rất hợp mệnh Mộc. Vì vậy, những ai hợp mệnh Mộc sẽ hưởng nhiều may mắn và tài lộc khi nuôi trồng loại cây này
Cây nguyệt quế hợp mệnh Mộc
Ngoài ra, theo Ngũ hành tương sinh, mệnh Mộc sinh Hỏa, vậy nên những gia chủ mệnh Hỏa cũng rất phù hợp để nuôi cây nguyệt quế trong nhà.
Xem thêm:
Cây phú quý: Ý nghĩa, giá thành và cách bố trí cho nội ngoại thất
Cây trầu bà: Ý nghĩa, giá thành và cách bố trí cho nội thất
Cây phát tài: Ý nghĩa, giá thành và cách bố trí cho nội thất
3. Giá thành cây nguyệt quế
Vì là một loại cây trồng cao cấp và quý hiếm, giá thành của cây nguyệt quế thường giao động ở mức khá cao.
Trung bình, các cây nguyệt quế từ 0.9 - 1 mét có mức giá khoảng 2 triệu/cây. Mức giá này sẽ tăng lên 5 triệu - 9 triệu với những cây có kích thước lớn hơn.
4. Cách bố trí cây sống đời
Cách bố trí cây sống đời trong nhà
Trong không gian nội thất, cây nguyệt quế nên được trưng bày tại những vị trí đón nắng thường xuyên như cửa sổ, cửa ra vào, v.v. Làm như thế sẽ giúp đảm bảo cho quá trình quang hợp của cây cũng như giúp cho cây được phát triển tối đa.
Bố trí cây nguyệt quế tại những nơi có ánh sáng mặt trời
Cách bố trí cây sống đời ngoài trời
Sở dĩ, vị trí thích hợp nhất để nuôi trồng cây nguyệt quế là vườn tược, bởi kích thước thông thường của chúng khá lớn, cần khoảng cách rộng rãi để phát triển.
Ngoài ra, vị trí ngoài trời sẽ luôn đảm bảo cho quá trình quang hợp của nguyệt quế được diễn ra đều đặn, cộng với đất trồng chất lượng thì cây sẽ có thể tự phát triển nhanh chóng.
Bố trí cây nguyệt quế ngoài trời
Trên đây là những điều cần biết về cây sống đời, ý nghĩa, giá thành cũng như cách bố trí cây phù hợp trong không gian nội ngoại thất. Là một loại cây rất đẹp và giá trị cho sức khỏe và phong thủ, lại còn dễ trồng và dễ chăm sóc, cây sống đời là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ gia chủ nào.