1. Mức giá gỗ hương tham khảo
Là loại gỗ quý có giá trị cao, mức giá của gỗ hương trên thị trường hiện nay ở mức cao và vô cùng đa dạng tuỳ theo nguồn gốc của gỗ.
Một tấm gỗ xẻ đường kính trên 30cm với chiều dài từ 1m đến 3m thường có mức giá dao động từ 18 triệu đồng đến 34 triệu đồng. Trong đó, gỗ hương Nam Phi có mức giá trung bình trên 20 triệu đồng mỗi m3. Gỗ hương Lào có giá trung bình trên 35 triệu đồng mỗi m3.
Để biết mức giá chi tiết ở từng thời điểm, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp gỗ để nhận được báo giá chính xác.
Gỗ hương có mức giá trên thị trường khá cao và dao động tuỳ theo nguồn gốc xuất xứ
2. Tìm hiểu về gỗ hương
2.1 Gỗ hương là gì?
Cây gỗ hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, là một loại cây họ đậu. Cây phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á (Lào, Việt Nam, Campuchia,…) và hiện nay được nhân giống, trồng nhiều ở Ấn Độ, Nam Phi, Châu Mỹ Latin,…
Tại Việt Nam, cây gỗ hương còn được gọi là gỗ hương ta, giáng hương, đinh hương. Cây sinh trưởng tốt ở các khu vực như: Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh,…
Cây gỗ hương cao từ 30m đến 35m, vỏ cây màu nâu xám, vết đẽo vỏ cây màu vàng nhạt với rớm nhựa hơi màu đỏ. Gỗ hương chính là phần gỗ đã được xẻ thành các tấm gỗ chính, được sử dụng trong gia công nội thất và các món đồ thủ công cao cấp.
Tại nước ta, gỗ hương xếp vào nhóm I, cùng nhóm với gỗ gụ, gỗ cẩm lai, gỗ pơ mu,… – nhóm những loại gỗ có màu sắc đẹp, vân gỗ đẹp, mùi thơm, chống mối mọt và cong vênh tót, giá trị kinh tế cao. Gỗ hương là dòng gỗ quý hiếm và đắt bậc nhất hiện nay.
Gỗ hương là loại gỗ quý được người Việt sử dụng từ xa xưa
2.2 Đặc điểm nhận biết gỗ hương
Gỗ hương có vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn đều không xoắn, gỗ nhiều tinh dầu với mùi hương đặc trưng. Những đặc điểm nổi bật của gỗ hương gồm:
- Gỗ hương cứng và nặng.
- Kết cấu gỗ bền chắc.
- Để càng lâu gỗ càng lên màu đỏ đều.
- Gỗ non có màu đỏ nâu hơi nhạt hoặc màu vàng, cây càng già càng khô càng có màu đỏ đậm.
- Dác và gỗ đều chống mối mọt tốt.
- Khi cắt, tâm và xơ gỗ nhỏ.
Cách nhận biết gỗ hương truyền thống là ngâm gỗ vào nước, sau một thời gian, màu nước sẽ chuyển thành màu xanh như màu nước chè.
Gỗ hương càng để lâu và càng khô sẽ càng lên màu đỏ đậm
2.3 Phân loại gỗ hương
Hiện nay thị trường có nhiều dòng gỗ hương khác nhau. Sau đây là một số dòng gỗ hương phổ biến.
Gỗ hương đỏ Việt Nam
Gỗ hương đỏ nguồn gốc từ Việt Nam còn được gọi là gỗ hương ta, gỗ giáng hương, dáng hương hoặc gỗ đinh hương. Đây là loại gỗ quý hiếm với đường vân gỗ đẹp và thuộc nhóm đắt nhất hiện nay, đã bị cấm khai thác tự nhiên.
Đặc điểm của gỗ hương đỏ là mùi thơm nhẹ, thớ gỗ màu đỏ, khi cắt ra thấy phần tâm và xơ gỗ nhỏ, thớ gỗ mịn đặc, càng để lâu màu đỏ càng nổi đậm và đều. Đặc biệt, tuổi thọ gỗ lên đến hàng trăm năm, cây không bao giờ bị mối mọt.
Cách phân biệt gỗ hương ta với các loại khác là cho mùn gỗ ngâm vào với nước ấm khoảng 1- 2 giờ, màu nước sẽ chuyển sang màu xanh như nước chè.
Hiện nay gỗ hương ta rất hiếm trên thị trường, chủ yếu được sử dụng làm đồ mỹ nghệ.
Gỗ hương đỏ Việt Nam là dòng gỗ cực kỳ quý hiếm với màu đỏ và vân gỗ đẹp.
Gỗ hương đỏ Lào, hương đỏ Campuchia
Đây là dòng gỗ hương đỏ xuất xứ từ Lào và Campuchia, hai dòng gỗ này có tính chất gần tương đương nhau nên khá khó phân biệt. So với gỗ hương Việt Nam, gỗ hương Lào- Campuchia có thớ gỗ nâu hồng, màu sáng và tươi hơn. Vân gỗ và hương gỗ cũng kém hơn so với gỗ hương Việt Nam.
Gỗ hương Lào có màu sắc kém tươi hơn và mùi hương thơm không bằng gỗ hương Việt Nam
Gỗ hương huyết (hương đỏ Nam Phi)
Gỗ hương huyết có nguồn gốc từ vùng Nam Phi. Tâm gỗ màu nâu đỏ đều nhưng dát gỗ màu vàng nhạt. Vân gỗ mịn và liên mạch.
Cách nhận biết dễ nhất là khi cắt ra sẽ thấy phần nhựa màu đỏ tươi, để lâu chuyển sang màu đỏ sậm cánh gián. Mới cắt ra mùi thơm của gỗ đậm đặc nhưng mất mùi nhanh.
Khi bỏ mùn gỗ vào nước, nước có màu đỏ như máu và nổi váng do lớp tinh dầu gỗ. Khi đốt, gỗ hương huyết cháy rất lâu, mùi thơm nhẹ, tro gỗ màu trắng.
Gỗ hương Nam Phi với nhựa gỗ mới cắt có màu đỏ như máu
Gỗ hương vân từ Nam Phi
Là loại gỗ hương cũng có nguồn gốc từ Nam Phi nhưng màu gỗ vàng nghệ nên loại gỗ này còn được gọi là gỗ hương nghệ, hương chua hay gỗ hương thối. Nguyên nhân là do khi mới cắt ra gỗ có mùi chua giống như thức ăn lên men. Ngâm gỗ vào nước hay khi hoàn thiện thành đồ dùng có mùi hơi chua nhẹ kết hợp mùi thơm.
Ưu điểm của loại gỗ này là độ chắc và bền, vân gỗ đậm mượt nổi bật. Dễ nhận biết nhất là gỗ nhiều vân, khi gỗ già chuyển màu đỏ nhạt.
Gỗ hương đá
Gỗ hương đá nổi bật với vân gỗ màu nâu hồng sắc nét, vân dày, mịn. Gỗ nặng và cứng, mùi gỗ thơm nhẹ. Nhiều người nói tên gọi là gỗ hương đá bởi chất lượng gỗ rắn và chắc như đá.
So với gỗ hương đỏ, màu gỗ hương đá nhạt hơn, vân gỗ gần giống với vân đá vô cùng đẹp mắt, thiên biến vạn hoá.
Đặc biệt, chất gỗ cực kỳ dễ chế tác, càng để lâu càng lên màu đẹp. Do đó, đây là dòng gỗ được rất nhiều người yêu gỗ săn lùng.
Về giá trị, gỗ hương đá rẻ hơn so với gỗ hương đỏ. Khi ngâm mùn gỗ vào nước, màu nước cũng chuyển xanh như nước chè nhưng nhạt hơn màu nước ngâm gỗ hương đỏ và gỗ hương Lào.
Gỗ hương đá hút khách chơi đồ gỗ bởi màu sắc đẹp và những vân gỗ thiên biến vạn hoá đẹp như vân đá.
Gỗ nu hương
Gỗ nu hương chính là gỗ nu – phần gỗ hình thành do những tổn thương của cây gỗ giáng hương. Gỗ hương thường đã chắc và nặng thì gỗ nu hương càng chắc và nặng hơn nhiều.
Điểm nổi bật của gỗ nu là bề mặt gỗ sần sùi với nhiều u, cục, sụn. Gỗ thường có màu vàng, màu đỏ nâu nhạt hoặc đỏ đậm. Thớ gỗ mịn với những vân gỗ xoắn như đám mây, đôi khi nổi chấm đốm nhỏ lạ mắt. Gỗ có mùi thơm nhẹ dễ chịu.
Gỗ hương nu với vân gỗ đẹp mắt độc đáo.
Gỗ hương Nam Mỹ
Đây là loại gỗ hương có nguồn gốc từ Nam Mỹ, gỗ chắc tay, rắn và cứng. Khi cắt ra thì ít mùn. Gỗ ít vân, màu tươi sáng. Về độ bền và tuổi thọ, gỗ hương Nam Mỹ có độ bền cao không thua kém những dòng gỗ hương khác.
Gỗ hương xám
Gỗ hương xám có nhiều ở Việt Nam. Đặc điểm nổi bật là vân gỗ đẹp nên khi chế tác thường được giữ nguyên bản. Đây cũng là dòng gỗ được những người sành gỗ cực kỳ yêu thích.
Điểm đặc trưng là vân gỗ màu đen, mùi gỗ đậm, nồng và bắt giữ mùi rất lâu.
Gỗ hương xám là một trong những dòng gỗ được người sành gỗ cực kỳ yêu thích
3. Ứng dụng của gỗ hương trong thi công nội thất
Với nhiều ưu điểm vượt trội, gỗ hương hiện được sử dụng trong thiết kế nhiều món đồ nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, kệ, sập, tạc thành tượng trang trí,…
Sàn gỗ hương cao cấp với màu sắc đẹp tươi nhuận
Tuổi thọ cao, cứng cáp, chống chịu thời tiết tốt, sàn gỗ hương ngoài trời là lựa chọn hoàn hảo cho những căn hộ cao cấp.
>>> Xem thêm Top 29 mẫu sàn gỗ được lựa chọn nhiều nhất 2023
Cửa gỗ hương chắc chắn và đẹp mắt
>>> Tham khảo Top 29 mẫu cửa gỗ sang trọng mang đậm xu hướng của năm 2023
Bàn ghế gỗ hương kiểu khối hộp cho các căn hộ hiện đại
Bàn ghế gỗ hương chạm khắc tinh xảo và đẹp mắt rất được ưa chuộng trong các căn hộ truyền thống
Trường kỷ và bàn ghế gỗ hương đá với màu nâu trầm sang trọng và ấm cúng
Bàn ghế gỗ hương tạo điểm nhấn hài hoà cho các căn hộ theo phong cách tân cổ điển
Bàn ghế từ gỗ hương đỏ chế tác theo lối cổ điển châu Âu sang trọng và đẳng cấp
Bộ ghế rồng đỉnh từ gỗ hương cực cầu kỳ, tinh xảo
Khẳng định phong cách cho căn hộ hoặc biệt thự với bộ bàn ghế gỗ hương cổ điển đẳng cấp
Gỗ hương xám làm bàn ăn đơn giản cho những căn hộ thích sự đơn giản và hiện đại.
Sofa gỗ hương kết hợp chất liệu da tăng sự sang trọng và đẳng cấp cho phòng khách
Bàn ghế tiếp khách và bàn ăn chế tác từ gỗ hương đồng bộ cho căn hộ theo phong cách nội thất châu Á, vừa pha trộn nét truyền thống vừa hiện đại
Sử dụng Sofa gỗ hương kết hợp chất liệu da, thảm lông, đồng bộ với màu sắc của cửa, ốp trần và tủ thờ mang tới sự trang nhã và ấm cúng cho không gian sống hiện đại.
Tủ áo và giường ngủ từ gỗ hương vừa sang trọng vừa tạo sự thư thái dễ chịu với mùi hương dịu nhẹ của gỗ.
Giường, bàn, tủ kết hợp với sàn gỗ hương tinh tế và sang trọng.
>>> Tham khảo 19 mẫu thiết kế phòng ngủ đẹp và tiện nghi phù hợp mọi gia chủ
Kết hợp phản gỗ với hoa văn truyền thống từ gỗ hương nguyên khối vào phòng khách hiện đại tạo nên một nét đẹp mới mẻ mà đậm chất Á đông
Từ sofa, ốp tường, tới bàn ăn, tủ rượu từ chất liệu gỗ hương đồng bộ với tông màu nâu gỗ ấm cúng, đẹp mắt.
Tủ bếp và tủ rượu từ gỗ hương tô điểm thêm sự sang trọng cho gian bếp hiện đại.
Hệ thống tủ, giường và ốp tường từ gỗ tăng thêm sự xa xỉ, vương giả cho phòng ngủ
Bàn ăn và ốp tường gỗ hương chế tác khéo léo theo phong cách tân cổ điển dành cho căn biệt thự sang trọng.
Tranh tường theo chủ đề tứ bình chạm khéo léo từ gỗ hương trang trí trong phòng khách
Kệ gỗ hương trang nhã, đẹp mắt là sự kết hợp hoàn hảo với hương trầm để tăng sự tĩnh tại cho không gian tâm linh hoặc góc thưởng trà
Tủ vách ngăn từ gỗ hương tinh xảo và đẹp mắt là món nội thất không thể thiếu cho những không gian truyền thống
Bàn thờ gỗ hương đẹp và bền bỉ cùng thời gian, thay lời con cháu báo hiếu gia tiên
Sập thờ gỗ hương chạm tứ linh với màu sắc tươi nhuận, độ bền vượt thời gian được rất nhiều gia đình Việt yêu thích.