Bạn đang muốn sở hữu một gian bếp với quầy bar bếp hiện đại, gọn gàng, tinh tế? Cùng xem bài viết của Le Jardin House để hiểu hơn về ưu nhược điểm, báo giá và bỏ túi những ý tưởng thiết kế quầy bar đẹp, sang trọng nhé.
Quầy bar giúp căn bếp hiện đại thêm gọn gàng, sang trọng, đồng thời kết nối các thành viên gia đình
Tìm hiểu về quầy bar bếp
Quầy bar bếp là gì?
Quầy bar bếp là khu vực bàn ghế cao thường dùng trong không gian bếp mở. Công dụng của nó là làm nơi pha chế, bàn ăn nhẹ, nơi các thành viên trong gia đình ngồi thư giãn, vừa trò chuyện, vừa làm bếp khiến không khí thêm ấm cúng.
Quầy bar thường thiết kế theo dạng bàn lớn, có thể tích hợp thêm ngăn tủ để đồ phía dưới để lưu trữ đồ dùng thuận tiện. Bàn quầy bar thường cao hơn bàn bếp khoảng 30cm, tạo sự thoải mái khi ngồi cũng như thuận tiện khi pha chế, chuẩn bị thực phẩm.
Đôi khi, quầy bar được tích hợp đảo bếp, thiết kế thêm chậu rửa để tăng sự đa năng cho không gian, giúp chủ nhà sử dụng không gian bếp hiệu quả hơn, nhất là với những căn hộ hẹp.
Có hai loại quầy bar bếp phổ biến hiện nay là:
- Quầy bar bếp 1 tầng (quầy bar bếp mini): loại hình quầy bar phổ biến trong căn hộ.
- Quầy bar bếp 2 tầng (thường có thêm giá để ly hoặc thiết kế tủ kính): thường dùng làm khu vực ngăn giữa bếp và phòng khách.
Quầy bar bếp vừa là nơi pha chế, làm bàn ăn nhẹ, vừa là nơi các thành viên trong gia đình, bạn bè làm bếp và trò chuyện thân mật.
Ưu - nhược điểm
- Ưu điểm
Không gian quầy bar bếp có nhiều ưu điểm cả về mặt thẩm mỹ lẫn công năng:
- Hỗ trợ công việc nấu ăn thêm thuận tiện.
- Tận dụng làm bàn ăn hoặc nơi đón khách tới chơi và ăn cơm cùng gia đình.
- Làm nơi ăn sáng, uống cà phê thuận tiện cho gia đình.
- Có thể tận dụng ngăn dưới quầy bar để cất trữ đồ dùng nhà bếp.
- Tăng tính thẩm mỹ cho gian bếp.
- Ngăn cách không gian bếp với phòng khách.
- Tiết kiệm diện tích và chi phí hơn so với dùng bàn ăn riêng, bếp riêng, đảo bếp riêng.
- Dễ dàng vệ sinh.
Với nhiều ưu điểm, quầy bar bếp đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các công trình nội thất hiện đại
- Nhược điểm
Hạn chế duy nhất của quầy bar bếp là bạn cần thiết kế và lựa chọn chất liệu làm quầy bar phù hợp, đồng bộ với thiết kế bếp, do đó, việc làm quầy bar thường tốn thêm công sức và chi phí.
29 mẫu quầy bar bếp đẹp sang trọng
Tiếp theo sau đây là 29 mẫu quầy bar bếp đẹp từ các chất liệu như gỗ, đá, bê tông,… vừa sang vừa đẹp mà Le Jardin House sưu tầm và gợi ý đến cho bạn.
Quầy bar bếp từ chất liệu gỗ
Gỗ là chất liệu làm nội thất phổ biến hàng đầu hiện nay. Quầy bar bếp từ gỗ tương đối hợp phong thuỷ cho phòng bếp, đồng thời tăng thêm vẻ đẹp ấm cúng cho không gian.
Bạn có thể chọn chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ MDF,… tùy theo khả năng chi phí.
Quầy bar bếp từ gỗ khiến gian bếp trở nên gần gũi, ấm cúng nhưng vẫn tinh tế, sang trọng
Quầy bar bếp từ gỗ với các ngăn tủ bên dưới mang tới nhiều không gian cất trữ đồ dùng thuận tiện.
Quầy bar với mặt bàn là gỗ nguyên tấm, thiết kế cong nhẹ đầy tinh tế nổi bật trên nền nội thất tối màu.
Một mẫu bàn quầy bar từ gỗ nguyên tấm, giữ nguyên nét thô mộc, gần gũi của chất liệu gỗ.
Quầy bar bếp cùng ghế ngồi từ gỗ đồng bộ với thiết kế bàn bếp và sàn bếp tạo nên tổng thể tối giản mà hài hoà, sang trọng.
Quầy bar bếp với ghế ngồi, tủ bếp 100% từ gỗ ton-sur-ton, sử dụng kính tối màu ốp trên mặt bàn vừa tạo điểm nhấn vừa tăng sự sang trọng, sạch sẽ.
Mặt bàn quay bar dùng gỗ tấm nguyên khối, sử dụng cách phối màu tương phản với quầy bar màu trắng bên dưới vô cùng ấn tượng, kết hợp thiết kế ngăn kệ để rượu ở mặt bên.
Quầy bar bếp màu trắng nổi bật với ghế gỗ, sàn gỗ, tủ bếp gỗ vừa sang trọng, vừa mang tới sự gần gũi, nhẹ nhàng
Thiết kế quầy bar với chất liệu gỗ chủ đạo kết hợp kim loại theo phong cách công nghiệp, ấn tượng nhưng không kém phần sang trọng.
Quầy bar thiết kế nối liền bàn bếp sử dụng tông trắng, màu gỗ và màu đen theo phong cách tối giản mang tới sự sang trọng, tiện nghi và thoải mái cho gian bếp.
Quầy bar bếp từ chất liệu đá
Đá hoa cương, đá cẩm thạch cũng là những chất liệu làm quầy bar bếp rất được ưa chuộng. Vẻ đẹp sang trọng, dễ thi công, dễ vệ sinh bề mặt khiến đây là lựa chọn hoàn hảo cho quầy bar bếp của các căn hộ hiện đại.
Quầy bar bếp từ đá cẩm thạch màu trắng xám đồng điệu với màu sàn, tường và tủ bếp, khiến không gian bếp thêm sang trọng, sạch sẽ.
Quầy bar sử dụng đá cẩm thạch màu xám nhạt, điểm nhấn là ghế và nội thất bếp màu tối làm tăng sự tinh tế, đẳng cấp cho không gian
Quầy bar bếp ốp đá màu xám kết hợp với chất liệu kim loại, hài hoà mà sạch sẽ, gọn gàng.
Quầy bar cho gian bếp tân cổ điển pha trộn sự tối giản đương đại với những chi tiết kim loại tạo nên vẻ đẹp tinh tế
Quầy bar kết hợp đảo bếp, gia chủ tận dụng tối đa các không gian bên dưới bàn bếp để cất đồ, đặt lò nướng khiến gian bếp vừa gọn gàng, vừa ấm cúng.
Mẫu quầy bar bếp với mặt bàn là đá nguyên khối đồng điệu với màu của nội thất, sàn và tủ bát sử dụng màu tương phản để tăng hiệu ứng nghệ thuật.
Quầy bar bếp theo phong cách hiện đại, tối giản với mặt bàn ốp đá sang trọng, nhấn nhá bằng các chi tiết vòi rửa, tay nắm cửa tủ bằng kim loại trang nhã và tinh tế.
Quầy bar bếp từ chất liệu khác
Bên cạnh gỗ, đá, các chất liệu khác thường được sử dụng trong thiết kế quầy bar bếp là kim loại, bê tông, nhựa,… Tuỳ theo loại hình và phong cách nội thất của công trình, đôi khi kiến trúc sư sẽ sử dụng phối hợp nhiều chất liệu khác nhau sao cho phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhất tính thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng.
Quầy bar bếp từ bê tông, đơn giản nhưng hiện đại và ấn tượng.
Quầy bar bếp từ bê tông kết hợp đảo bếp, sử dụng ghế với thiết kế hình học đơn giản, lạ mắt
Quầy bar sử dụng chất liệu gỗ kết hợp kim loại, tối giản, sạch sẽ, tinh tế.
Quầy bar bếp có thể làm từ nhựa PVC, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang đến vẻ đẹp tinh tế cho công trình.
Quầy bar bếp từ nhựa kết hợp gỗ vừa mới mẻ, vừa ấm cúng
Quầy bar bếp từ bê tông chắc chắn và hiện đại.
Mẫu quầy bar bếp đơn giản từ kim loại, vẫn đảm bảo thẩm mỹ và công năng
Quầy bar bếp mini từ nhựa, dễ lau chùi và đẹp mắt
Quầy bar bếp từ nhựa kết hợp mặt kính chịu lực, sử dụng thêm hiệu ứng đèn bên dưới tạo nên tính thiết kế vô cùng lạ mắt.
Quầy bar bếp tối giản, tinh tế với hai gam trắng, đen đối lập
Quầy bar bếp từ bê tông, đơn giản nhưng hiệu quả cho căn hộ theo phong cách Rustic
Quầy bar nhẹ nhàng, tinh tế với ghế gỗ, sàn gỗ và tông màu trắng chủ đạo
Tham khảo chi phí thi công quầy bar bếp hiện nay
Thông thường, thi công quầy bar bếp là một hạng mục nằm luôn trong quá trình thi công bếp.
Chi phí thi công quầy bar bao gồm chi phí nội thất (tủ quầy bar, ghế, đèn…) và chi phí lắp đặt, thi công.
Chi phí này thay đổi tùy theo chất liệu, thiết kế, kích thước và giá vật liệu trên thị trường theo từng thời điểm. Sau đây là mức giá làm quầy bar bếp từ một số loại vật liệu phổ biến:
Chất liệu làm quẩy bar bếp |
Chi phí dự kiến |
Gỗ xoan đào |
4.800.000 đ/md |
Gỗ sồi Nga |
3.400.000 đ/md |
Gỗ Laminate |
4.400.000 đ/md |
Gỗ Acrylic |
5.500.000 đ/md |
Gỗ MFC |
2.700.000 đ/md – 3.800.000 đ/md |
Gỗ cao su/tràm tự nhiên |
3.600.000 đ/md |
Gỗ nhựa picomat |
4.500.000 – 4.900.000 đ/md |
Mặt đá |
600.000 – 1.600.000 đ/m |
Lưu ý: Trên đây chỉ là mức giá tham khảo. Chi phí thực tế thay đổi theo chất liệu cụ thể và theo từng thời điểm thị trường.
Để biết được chi phí thi công cụ thể nhất cho công trình của mình, bạn nên liên hệ trực tiếp với nhà thầu.
Chi phí thi công quầy bar bếp phụ thuộc vào chất liệu, kích thước cũng như từng thời điểm của thị trường.
Kinh nghiệm để gia chủ sở hữu quầy bar bếp siêu sang chảnh
Sau đây là một số lưu ý bạn nên quan tâm khi có ý định thiết kế quầy bar bếp.
Kích thước
Quầy bar bếp thường có độ cao 80cm – 110 cm, bằng một nửa chiều cao tủ bếp. Thực tế, tuỳ theo chiều cao của từng gia chủ mà nhà thầu chủ động điều chỉnh độ cao cho phù hợp.
Độ sâu của quầy thường sẽ từ 40cm – 50cm. Ghế quầy bar thường có độ cao 60cm – 80cm. Bạn nên chọn loại ghế có thể điều chỉnh độ cao để an toàn và thuận tiện hơn khi sử dụng.
Độ dài của quầy bar bếp linh hoạt dựa theo kích thước không gian và nhu cầu sử dụng.
Vị trí
Vị trí quầy bar tác động nhiều tới tính thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng. Theo đó quầy bar bếp không nên đặt ở nơi gây cản trở di chuyển hoặc khó khăn cho việc nấu nướng.
Thông thường, quầy bar thường được sử dụng như món nội thất giúp ngăn cách, kết nối phòng khách với nhà bếp, nơi người nấu bếp kết nối với các thành viên khác hoặc với khách tới nhà.
Chất liệu
Chất liệu làm quầy bar bếp quyết định đến giá thành thi công, tính thẩm mỹ và tuổi thọ món nội thất. Khi chọn chất liệu, bạn nên lưu ý chọn vật liệu phù hợp với phong cách nội thất chung của gian bếp, đồng thời phù hợp với ngân sách dự kiến.
Ánh sáng
Quầy bar bếp có thể sử dụng làm bàn ăn, uống cà phê, uống rượu, trò chuyện. Do đó bạn nên thiết kế ánh sáng cho khu vực này phù hợp.
Bạn có thể sử dụng đèn trần, đèn thả, đèn chùm hoặc đèn halogen, đèn led với màu sắc và cường độ sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Khi thiết kế quầy bar bếp, gia chủ cần cân nhắc tới vị trí, chất liệu cũng như ánh sáng.
Trên đây, Le Jardin House đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về quầy bar bếp gồm ưu, nhược điểm và các lưu ý khi thiết kế. Mong rằng bài viết mang tới cho bạn cái nhìn rõ hơn về hạng mục nội thất này cũng như bỏ túi những ý tưởng làm quầy bar bếp sang đẹp cho công trình.
Nếu cần lựa chọn nhà thầu để thi công nhà bếp nói chung và thi công quầy bar bếp nói riêng, đừng ngần ngại liên hệ tới hotline 084-884-7938 của Le Jardin House. Chúng tôi sẽ giúp gia chủ kết nối với các nhà thầu giàu kinh nghiệm và uy tín một cách nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí.